Thợ thi công trần thạch cao thả

Thợ làm trần thả nổi 600×600 ô Vuông giá rẻ tại Hà Nội Và Tphcm Sài Gòn Theo m2

Thi công trần thạch cao – Trần thạch cao thả –  khung xương nổi

Đội thợ chuyên thi công các loại trần nhà có tay nghề nâu năm làm giỏi, như trần thả, trần nổi, trần chìm, trần thạch cao, trần nhựa chuyên nghiệp làm nhanh gọn sạch sẽ.

Trần thạch cao có 2 loại đó demonstration speech topics là trần thạch cao khung chìm và trần thạch cao khung nổi, trong đó trần thả thuộc trần khung nổi khi sử dụng thì ta vẫn nhìn thấy được khung đỡ.

1. TRẦN THẠCH CAO THẢ

1.1. Trần thạch cao thả là gì?

Trần thạch cao thả (trần nổi) là một khung xương trần nổi hay còn gọi là trần thả. Là hệ trần để lộ một phần hệ thống khung xương, bề mặt được chia ô vuông 600x600mm hoặc ô chữ nhật 600x1200mm bởi các thanh khung xương. Trần thạch cao thả được cấu tạo từ khung xương nổi và tấm trang trí trên nền tấm thạch cao.

Hệ trần thạch cao thả phù hợp với nhu cầu đơn giản nhưng không kém phần tiện ích và trang nhã. Với xu hướng ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn vì rất nhiều lý do dễ sửa chữa, dễ thi công, tiết kiệm được thời gian thi công và quan trọng trên hết là mang lại tính thẩm mỹ, tinh tế cao và độ an toàn. Thi công đơn giản, dễ lắp đặt, tải trọng nhẹ, linh hoạt trong việc bảo trì sửa chữa hệ thống điện, báo cháy sẽ là điểm cộng để trần thả có thể được lựa chọn cho mọi công trình.

1.2. Cấu tạo của trần thạch cao thả

Trần thạch cao được tạo thành bởi các vật liêu bao gồm:

– Khung xương thạch cao: công dụng chính là làm khung trụ chính, chỗ bám để treo các mảnh thạch cao, nhằm tác dụng gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.

– Tấm trần thạch cao: thì có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.

– Lớp sơn bả: Tạo độ nhẵn mịn, đều mầu cho bề mặt trần, tạo vẻ đẹp cho trần giúp ngôi nhà nổi bật và sang trọng.

– Phụ kiện: Liên kết tất cả tấm trần và thanh với nhau để tạo thành hệ trần thả hoàn chỉnh.

2. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM KHI CHỌN TRẦN THẠCH CAO THẢ

2.1. Ưu điểm

Những ưu điểm khi thi công trần thạch cao thả là:

– Tác dụng che đi các khuyết điểm của trần nhà (đường dây điện, ống nước, dây mạng…).

– Dễ dàng tháo rời khi muốn thay thế (khi hỏng, cần sửa chữa).

– Thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần, việc thay thế lắp đặt từ đó trở nên dễ dàng hơn.

– Dễ dàng thi công, sửa chữa.

– Tiết kiệm thời gian, chi phí thi công.

– Tiết kiệm chi phí sơn bả. Tuy nhiên, đây lại là điểm hạn chế với những chủ nhà ưu màu sắc hay muốn thay đổi gian gian phòng theo màu sắc phong thủy.

2.2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm trên, trần thả còn có những nhược điểm đó là:

– Không mang tính thẩm mỹ cao, hạn chế về khả năng trang trí so với trần chìm.

– Mẫu mã kém đa dạng.

– Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian vì thế gây cảm giác chật chội, phù hợp với văn phòng, nhà xưởng lớn.

Vì ưu nhược điểm của trần thạch cao thả mà người ta thường dùng loại trần này ở các hành lang, hội trường… để tiện cho việc thay thế, sửa chữa.

3. CÁC LOẠI TRẦN THẠCH CAO THẢ

Trần thả có rất nhiều loại với các nhãn mác khác nhau đến từ nhiều đơn vị. Tuy nhiên, trong đó trần thả được chia thành các dạng chính như sau:

– Trần thạch cao thả tấm phủ PVC

Là trần thạch cao sử dụng khung xương nổi đồng bộ của các hãng khác nhau kết hợp với tấm thạch cao được phủ bề mặt bằng tấm PVC có tác dụng chống bám bụi, chống bẩn, dai tấm, mặt sau phủ lớp giấy bạc chống được nước mưa dột và phản nhiệt tốt. Các tấm phủ PVC phổ biến trên thị trường hiện nay là : Tầm Vĩnh Tường, Tấm Star, Tấm Suntex…

– Trần thạch cao thả sợi khoáng:

Là tổ hợp của tấm sợi khoáng và khung xương trần nổi thông thường hoặc khung xương dành riêng cho tấm sợi khoáng (trong một số trường hợp sử dụng tấm gờ nhỏ). Tấm sợi khoáng có trọng lượng nhẹ, xốp mềm, bề mặt được đục lỗ tạo nhám tổng thể vừa có tác dụng tiêu âm, vừa có tác dụng cách nhiệt tốt. Tấm sợi khoáng có mẫu mã đa dạng hơn và thẩm mỹ tốt hơn so với tấm thạch cao phủ PVC. Vì vậy giá thành cũng cao hơn. Tấm sợi khoáng phổ biến trên thị trường hiện nay có: Armstrong, Daiken, AMF, USG…trần thạch cao sợi khoáng thường được sử dụng cho các công trình cao cấp hơn so với tấm phủ PVC.

Bảng giá trần thạch cao thả 60×60 đang triển khai 2022

GIÁ TRẦN THẠCH CAO THẢ 60X60 BORAL,
HÀ NỘI
VĨNH TƯỜNG
Trần thạch cao thả 60×60 tấm trắng 155.000 175.000
Trần thạch cao thả 600×600 phủ Simili, trang trí 160.000 180.000
Trần thạch cao thả 60×60 chịu nước 175.000 185.000
Tấm trần thả ánh kim 180.000 195.000
Tấm trần nhựa thả 60×60 (600×600) 165.000 185.000

Bài này đề cập về giá trần thả mà mình lại nói hơi nhiều đến vấn đề khác, nhưng hy vọng những ai chưa biết đặc điểm tính chất của nó thì qua bài này chắc hẳn đã hiểu rõ được rồi nhỉ.
Về giá có nhiều đơn vị khác nhau, bên mình không chạy đua giá rẻ mà đi theo hướng chất lượng lâu dài. Ở trên là bảng giá trần thả 60×60 hiện đang được đơn vị áp dụng

Lưu ý: Bảng giá có thể tùy chỉnh vật liệu tấm và khung xương theo ý muốn, giá trên là giá tham khảo chưa trừ vào giảm giá khối lượng thi công trên 100m2. Mọi yêu cầu các bạn liên hệ với chúng tôi hoặc để lại số điện thoại vào from phía bên để được tư vấn và báo giá thích hợp.

4. THI CÔNG ĐÓNG TRẦN THẠCH CAO THẢ

Chuẩn bị các vật tư, trang bị và thiết bị phụ trợ cần có để tiến hành thi công: Tấm thạch cao, thanh xương, máy bắn vít, tua vít, máy khoan, bật mực, quả dọi, thước nivo, cưa, dao cắt, kìm cắt kim loại, thước dây, máy laser, vít, nở thép,…

Các bước thi công trần thạch cao thả, cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Xác định, đánh dấu cao độ trần nhà

Ta sẽ dùng thước đo chiều cao của trần nhà và lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí của mặt bằng trần và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Thông thường ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới khung trần.

Bước 2: Cố định thanh viền tường

Tùy thuộc vào loại vách mà ta sẽ có cách làm khác nhau. Thông thường sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan để cố định thanh viền tường vào tường nhà.

Cũng tùy theo loại tường mà khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 300mm.

Bước 3: Phân chia trần nhà

Khi phân chia trần nhà cần đảm bảo được sự cân đối giữa bề rộng của tấm trần và khung bao. Phân chia trần nhà cũng phải có khoảng cách thích hợp. Khoảng cách giữa tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là: 600 x 1200mm; 610 x 1220mm; 600 x 600mm hoặc 610 x 610mm.

Bước 4: Xác định điểm treo ty

Các điểm treo trần thạch cao thả nên có khoảng cách là 1200–1220mm. Khoảng cách từ móc treo đầu tiên đến vách phải đạt 600mm (tùy theo diện tích mặt bằng trần mà khoảng cách này có thể là 610mm). Các điểm treo cần phải được khoan trực tiếp vào sàn BTCT. Cần sử dụng mũi khoan 800mm và được liên kết bằng pát và tắc kê nở vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.

Bước 5: Móc và liên kết các thanh chính (thanh dọc)

Các thanh chính được nối với nhau bằng các lỗ liên kết chéo trên 2 đầu. Các móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 800 – 1200mm để canh khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định.

Bước 6: Lắp đặt thanh ngang (thanh phụ)

– Liên kết các thanh phụ 1: Theo cách làm trần thạch cao thả thông dụng, các đầu ngàm của thanh phụ sẽ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính (khoảng cách là 60cm hoặc 61cm).

– Liên kết thanh phụ 2: Các thanh phụ 2 được dùng để liên kết với các thanh phụ 1. Kích thước thiết kế đảm bảo nhất là 600mm (hoặc 610mm).

Bước 7: Cân chỉnh khung trần thạch cao thả

Điều chỉnh khung trần phải được thực hiện ngay sau khi lắp đặt xong. Cần phải đảm bảo khung được phẳng và ngay ngắn. Độ cao của trần nhà cũng cần phải được kiểm tra lại bằng máy lazer hay phương pháp dăng dây chéo sao cho phù hợp với thiết kế.

Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung trần

Kích thước của các tấm cần sử dụng là:

– Tấm 595 x 1190mm cho hệ thống 600 x 1200mm.

– Tấm 605 x 1210mm cho hệ thống 610 x 1220mm.

– Tấm 595 x 595mm cho hệ thống 600 x 600mm.

– Tấm 605 x 605mm cho hệ thống 610 x 610mm.

Các tấm sẽ được đặt vào trong hệ thống khung đã được lắp đặt sao cho thật phẳng và vuông vắn.

Bước 9: Xử lí viền trần thạch cao

Cách xử lý viền trần thạch cao thả thông dụng:

– Đối với mặt tấm trần: Dùng lưỡi dao bén hoặc cưa răng vạch trên bề mặt tấm trần, bẻ tấm trần tra theo hướng đã vạch sẵn, tiếp tục dùng dao rọc phần giấy còn lại.

– Đối với sườn trần: Thường sẽ được dùng kéo (hoặc cưa) để cắt.

Bước 10: Hoàn thiện trần thạch cao thả, vệ sinh mặt bằng, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng

Về mặt hoàn thiện yêu cầu khâu này là cân chỉnh lại các khung theo đúng độ cao, vuông góc và đều nhau. Khung và mặt tấm trần thạch cao cần phải được làm sạch sẽ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ.

Sau khi đã hoàn thành các công đoạn ta sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng.

Thi công vách ngăn thạch cao đã được nhà thầu Hoàng Minh chúng tôi thi công cho nhiều dự án thuộc các tổng thầu như Coteccons, Hòa Bình, Vinaconex … cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên khéo léo, kỹ thuật cao và các thiết bị máy móc nhập khẩu hiện đại. Điển hình các công trình thi công vách thạch cao như Gamuda Gardens, Imperia Sky Garden, Chung cư X2 Đại Kim,….

5. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO THẢ

– Khi làm trần thạch cao thả bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều họa tiết và màu sắc vì như vậy không tạo hiệu quả thẩm mỹ cao. Họa tiết quá nhiều tạo nên sự rườm rà, rắc rối tạo cảm giác không gian bị thu hẹp, nhìn vào rất khó chịu. Hơn nữa, với xu hướng như hiện nay các vật liệu được thiết kế đơn giản, tinh tế cũng đã đủ làm nổi bật không gian cho ngôi nhà.

– Bạn nên lưu ý chuẩn hóa các bóng đèn và các thiết bị bên trong. Nếu không sau khi thi công xong trần thạch cao thả sẽ rất phải thực hiện vá đục, sửa chữa nhiều lần rất tốn thời gian và công sức.

– Bạn nên chọn khung xương trần thạch cao thả đảm bảo chất lượng. Nếu không sẽ rất tốn công sửa chữa nhiều lần, tốn thời gian và tiền bạc. Hơn nữa gây mất thẩm mỹ cho công trình do sự va chạm với các thiết bị kỹ thuật dùng sữa chữa.

– Đặc biệt tránh trường hợp trần bị ngấm nước.

– Trần thả thạch cao đơn giản, dễ thi công, thường được ứng dụng trong các công trình có diện tích rộng.

– Đối với mái tôn bạn dùng loại trần thả (vừa rẻ vừa tiện cho sửa chữa, thay thế…) để giảm nóng có thể dùng tôn mát hoặc trải thêm 1 lớp tấm cách nhiệt trước khi làm trần (dùng tấm cách nhiệt hiệu quả hơn dùng xốp mà chi phí bằng nhau).

– Để có được một trần nhà đẹp bằng thạch cao, thì việc tìm hiểu cách đóng trần thạch cao là rất cần thiết.

Tóm lại, trần thạch cao thả không hề đơn điệu chút nào nếu bạn biết cách phối hợp với màu sắc và phong cách thiết kế nội thất phù hợp. với sự khéo léo của đội ngũ giàu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, nhà thầu Hoàng Minh chúng tôi luôn tạo nên những công trình mang đậm nét sáng tạo, hiện đại và có tính thẩm mỹ cao. Mỗi công trình mang vẻ riêng biệt độc đáo, tinh tế, mới mẻ và sang trọng phù hợp cho từng không gian với mục đích sử dụng khác nhau. Nhà thầu Hoàng Minh sẽ luôn đồng hành cùng công trình của các bạn với cam kết Uy tín – Rẻ nhất – Đẹp nhất – Chất lượng tốt nhất – Hài lòng nhất. Nhà thầu Hoàng Minh sẽ giới thiệu và tư vấn sản phẩm phù hợp, mẫu mã ấn tượng, họa tiết quyến rũ, màu sắc nổi bật kết hợp với sự khéo léo của đội ngũ thi công tạo nên công trình đa dạng, trẻ trung, năng động và hoàn mỹ để phục vụ qúy khách hàng thi công các hạng mục Chung cư – Nhà Phố – Biệt thự – Văn phòng – Nhà máy.

Tìm kiếm có liên quan
Giá trần thả Vĩnh Tường
Giá khung xương trần thả
Mẫu trần thả nhựa
Tấm trần nhựa thả 600×600
Cách đóng la phông trần thả giật cấp
Cách làm trần thả nhựa
Bảng tính khung xương trần thả
Giá khung xương trần thả nhựa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Bạn không được phép copy !