Liên hệ dịch vụ thi công trần nhựa

Báo giá trần Nhựa PVC Nano giả gỗ Tại Hải Dương 2025 theo m2 hoàn thiện trọn gói

Báo giá trần Nhựa PVC Nano giả gỗ Tại Hải Dương 2025 theo m2 hoàn thiện trọn gói

Trần nhựa giả gỗ đang là một trong những xu hướng thiết kế nội thất được nhiều gia đình lựa chọn trong nhiều năm gần đây. Hãy cùng khám phá về trần nhựa giả gỗ ngay trong bài viết này nhé!

1. Trần nhựa giả gỗ là gì?

Trần nhựa giả gỗ là loại trần được sản xuất từ nhựa PVC kết hợp với các chất khác như chất chống cháy, chất tạo màu, chất chống tia UV và chất tăng cứng để tạo nên bề mặt trông giống như gỗ tự nhiên. Hiểu một cách đơn giản nhất, trần nhựa giả gỗ là sản phẩm được tạo nên bởi 2 yếu tố chính: vật liệu có thành phần là nhựa (thông thường là nhựa PVC) và bột gỗ.

Trần nhựa giả gỗ đang là một trong những xu hướng thiết kế nội thất hiện đại

Trần nhựa giả gỗ sẽ có ngoại hình giống những tấm gỗ thông thường, rất khó để có thể nhận ra. Chỉ khi nào bạn trực tiếp cảm nhận bằng tay thì mới có thể phân biệt được.

Trần nhựa giả gỗ là gì?

Xét về mặt chức năng, trần nhựa giả gỗ có tính bền đẹp theo thời gian cũng như an toàn hơn so với việc sử dụng gỗ thường để làm trần nhà. Vì thế mà sản phẩm này đang dần thay thế các chất liệu ốp trần như trần thạch cao, trần gỗ,… trong thiết kế nội thất hiện đại.

2. Cấu tạo của trần nhựa giả gỗ

Trần nhựa giả gỗ được cấu tạo bởi nhiều lớp nhựa giả gỗ đan xen nhau. Những lớp nhựa giả gỗ này có tác dụng nâng đỡ, hỗ trợ và tản lực tốt. Từ đó, khiến cho tổng thể tấm trần nhựa giả gỗ chắc chắn hơn.

Trần nhựa giả gỗ được cấu tạo bởi nhiều lớp khác nhau

Thông thường, trần nhựa giả gỗ sẽ có 4 lớp chính:

  • Lớp PVC nguyên chất

Lớp này là thành phần chính, cốt lõi của sản phẩm và được làm 100% từ nhựa nguyên chất. Lớp nhựa PVC nguyên chất sẽ có khả năng chống cháy và chống nhiễm điện từ tốt, vì thế rất an toàn khi sử dụng trong gia đình.

  • Lớp PVC nền

Đây là lớp nằm phía dưới cùng của sản phẩm. Lớp này được tạo thành bởi bột đá tỷ lệ nhỏ với nhựa nguyên chất. Chức năng chính của lớp PVC nền là nâng đỡ, chống chịu và bảo vệ các lớp nhựa ở phía trên.

  • Lớp film màu

Đây là lớp được in hoa văn, vân gỗ lên bề mặt với đường nét tinh xảo, đa dạng và đẹp mắt. Kỹ thuật in càng cao thì hình ảnh vân gỗ càng sắc nét và đẹp hơn.

Đây cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn sử dụng trần nhựa giả gỗ thay vì sử dụng gỗ thật.

  • Lớp bảo vệ bề mặt

Đây là lớp không thể thiếu đối với trần nhựa giả gỗ. Lớp bảo vệ bề mặt sẽ giúp cho trần nhựa giả gỗ sở hữu hàng loạt những đặc tính vượt trội như: chống nước, chống ẩm mốc, chống vi khuẩn, chống mối mọt, chống tia UV,…

Cấu tạo trần nhựa giả gỗ

3. Ưu điểm và nhược điểm của trần nhựa giả gỗ

Trước khi lựa chọn nhựa giả gỗ để trang trí trần nhà, chúng ta cần phải phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm. Vậy ưu điểm và nhược điểm của trần nhựa giả gỗ là gì?

Ưu điểm nổi bật của trần nhựa giả gỗ

  • Giá trị thẩm mỹ cao: Ưu điểm nổi bật nhất của trần nhựa giả gỗ là sự đa dạng trong kiểu dáng, màu sắc và hoa văn. Gia chủ có thể có nhiều sự lựa chọn hơn, phù hợp với nhu cầu, sở thích bản thân hơn.
    Trần nhựa giả gỗ còn phù hợp với mọi kiểu dáng, không gian thiết kế nội thất.
  • Sở hữu nhiều đặc tính nổi bật: Trần nhựa gỗ có khả năng chống cháy, chống nóng, đồng thời còn có khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt, chống ồn,…
    Đặc biệt, trần nhựa gỗ có khả năng chống mối mọt, khắc phục được những hạn chế khi sử dụng trần gỗ tự nhiên, trần gỗ công nghiệp. Nhờ đó mà tuổi thọ sản phẩm cũng cao hơn, bền đẹp với thời gian hơn.
  • Thời gian thi công nhanh, chi phí hợp lý: So với trần gỗ, trần thạch cao thì trần nhựa giả gỗ có trọng lượng nhẹ hơn. Vì thế nên quá trình thi công sẽ diễn ra dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
    Cùng với đó, chi phí để thi công trần nhựa giả gỗ còn rất phải chăng và hợp lý.

Trần nhựa giả gỗ cho không gian thêm phần ấm cúng

Nhược điểm của trần nhựa giả gỗ

Mặc dù trần nhựa giả gỗ có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất, tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm cần được lưu ý, bao gồm:

  • So với những vật liệu khác như thạch cao, xi măng, nhựa giả gỗ dễ bị cháy hơn.
  • Yêu cầu người thợ thi công phải có kinh nghiệm và tay nghề cao.
  • Sau khoảng thời gian sử dụng, trần dễ bị bám bụi và phải thường xuyên lau dọn
  • Mặc dù trần nhựa giả gỗ có vẻ giống như gỗ tự nhiên, tuy nhiên, nó không có cảm giác mềm mại, ấm áp và tự nhiên như gỗ thật.
  • Trần nhựa giả gỗ có thể bị trầy xước hoặc hư hỏng nếu không được sử dụng và bảo trì đúng cách.
  • Trần nhựa giả gỗ không thích hợp với nhiệt độ cao và có thể bị biến dạng hoặc phát ra mùi hóa chất nếu được sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao

Nhược điểm của trần nhựa giả gỗ

4. Trần nhựa giả gỗ bao nhiêu tiền 1m2?

Mỗi đơn vị thi công sẽ có những mức giá thi công khác nhau dựa vào yêu cầu của khách hàng cũng như độ khó trong quá trình thi công. Dưới đây là mức giá thi công trần nhựa giả gỗ mà bạn có thể tham khảo.

Loại ốp trần Quy cách

(Dài x Rộng x Dày)

ĐVT Đơn giá vật tư

(VND)

Đơn giá thi công

(VND/m2)

Trần nhựa PVC giả gỗ 2440 x 1220 x 3mm Tấm 300.000/tấm 350.000/m2
Trần nhựa nano giả gỗ 2900 x 600 x 3mm md 150.000/md 450.000/m2
2900 x 400 x 3,5mm md 170.000/md 550.000/m2
2900 x 300 x 3,5mm md 135.000/md 500.000/m2
Tấm ốp trần nhựa làm sóng giả gỗ 2900 x 180mm (3 sóng) md 94.000/md 400.000/m2
2900 x 158mm (4 sóng) md 170.000/md 650.000/m2
2900 x 150mm (5 sóng) md 100.000/md 450.000/m2
Tấm la phông trần nhựa 600 x 600 mm Tấm 50.000/tấm 300.000/m2

5. Top 19 mẫu trần nhựa giả gỗ đẹp nhất hiện nay

Trần nhựa giả gỗ mang lại cho bạn không gian nội thất cực kỳ bắt mắt với chi phí rẻ hơn và mẫu mã đa dạng hơn. Có rất nhiều mẫu trần nhựa giả gỗ đẹp trên thị trường hiện nay. Dưới đây là một số gợi ý mà Hoàng Minh đã tổng hợp được và muốn gửi đến cho bạn:

Trần nhựa giả gỗ có thể được thiết kế và sản xuất với nhiều kiểu dáng, màu sắc, hoa văn và kích thước khác nhau, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau

Trần nhựa giả gỗ được đánh giá cao về tính thẩm mỹ

Bề mặt trần nhựa giả gỗ có thể được hoàn thiện với các hoa văn đẹp mắt, như những đường vân gỗ tự nhiên, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên và ấn tượng

Về mặt thiết kế, trần nhựa giả gỗ có nhiều kiểu dáng, màu sắc và hoa văn khác nhau, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất

Trần nhựa giả gỗ được lắp đặt trên bề mặt trần nhà hoặc trần văn phòng để tạo nên vẻ đẹp sang trọng.

Trần nhựa giả gỗ có nhiều đặc điểm ưu việt như độ bền cao, chống nước, chống mối mọt và kháng khuẩn.

Trần nhựa giả gỗ cũng dễ dàng vệ sinh và bảo trì, giúp cho công việc lau chùi trở nên dễ dàng hơn.

Với mẫu thiết kế trần này, bạn có thể tạo ra một không gian nội thất ấm cúng, sang trọng và đẹp mắt mà không cần sử dụng gỗ thật.

Trần nhựa giả gỗ đẹp thường có màu sắc và vân gỗ tương tự như gỗ thật, với độ bóng và độ mịn khác nhau tùy vào từng thương hiệu và mẫu mã

Trần nhựa giả gỗ đang trở thành một lựa chọn phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại, giúp tạo ra một không gian sống tiện nghi và đẹp mắt.

Trần nhựa giả gỗ có thể được sử dụng cho nhiều loại không gian, từ phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn cho đến các công trình thương mại

Một số loại trần còn có tính năng chống cháy, chống ẩm và chống tia UV

Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn mẫu trần nhựa giả gỗ phù hợp với phong cách thiết kế nội thất và không gian sử dụng của bạn.

Với thiết kế giả gỗ, trần nhựa giúp tạo ra một môi trường tự nhiên và giúp trang trí phòng trở nên đặc biệt hơn

Trần nhựa giả gỗ có thể được lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng, không cần đến kỹ thuật cao

Trần nhựa giả gỗ đẹp là một lựa chọn tuyệt vời để tạo ra một không gian nội thất ấm cúng và sang trọng

Trần nhựa giả gỗ được thiết kế với các họa tiết, vân gỗ và màu sắc giống như gỗ thật, giúp tạo ra một không gian nội thất đẹp mắt và sang trọng

6. Quy trình thi công trần nhựa giả gỗ đúng tiêu chuẩn

Để thành phẩm được hoàn thiện thành công nhất, thì quy trình thi công phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Theo đó, người thợ thi công cần phải tuân thủ các bước cơ bản sau:

Bước 1: Khảo sát địa hình, chuẩn bị vật tư

Đầu tiên, người thợ thi công cần phải khảo sát địa hình, đo đạc khu vực thi công cẩn thận, chi tiết. Từ đó tính toán và chuẩn bị những phương án cần thiết.

Tiếp theo đó, cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết, hỗ trợ quá trình thi công như thước Nivo, thước đo, dây bật mực, mực đánh dấu, máy bắn cốt laser, thang đứng hoặc giàn giáo.

Bước 2: Xác định vị trí cần lắp đặt trần gỗ

Một trong những yêu cầu khắt khe và bắt buộc khi tiến hành lắp đặt trần nhựa gỗ đó là:

  • Đối với mái tôn: khoảng cách giữa trần và đỉnh mái tối thiểu phải cách nhau 1,5m.
  • Đối với mái bê tông: khoảng cách tối thiểu cần phải đạt được là 0,5m.

Người thợ thi công cần phải đo đạc thật chi tiết và cẩn thận bằng thước Nivo hoặc máy bắn cốt laser. Đồng thời, trước khi thi công, bề mặt trần cần được chuẩn bị bằng cách lau chùi, dọn dẹp và lấy sạch bụi để đảm bảo bề mặt trần sạch và phẳng.

Bước 3: Lắp đặt khung xương cho trần nhà

Khung xương chắc chắn sẽ giúp cho các khớp nối cân bằng và vững chắc hơn, vì thế đây là bước rất quan trọng.

Sau khi lắp đặt hãy kiểm tra lại sự chắc chắn và chính xác của khung. Khung phải đảm bảo ngay ngắn thẳng hàng, mặt khung phẳng đều.

Bước này, người thực hiện cần phải kiểm tra thật kỹ. Nếu có xảy ra sai sót hãy kịp thời sửa chữa để tránh để lại những hệ quả xấu sau này.

Bước 4: Treo và cố định khung trần

Mỗi ngôi nhà sẽ thiết kế trần nhà với các chất liệu khác nhau. Vì thế, thợ thi công cần nghiên cứu và sử dụng khoan để khoan treo hoặc sử dụng dây thép chuyên dụng để treo khung trần sao cho phù hợp.

Trần nhựa giả gỗ được lắp đặt trên khung treo bằng cách ghép các tấm trần lại với nhau. Trong quá trình lắp đặt, cần chú ý đến độ dính và độ căng của trần nhựa giả gỗ để tránh tình trạng lún, chênh lệch hoặc bị sứt mẻ.

Bước 5: Lắp đặt trần gỗ nhựa

Dựa theo khung xương vừa lắp mà chúng ta sẽ tiến hành lắp tấm trần lên phần khung đã được dựng trước đó. Sau đó có thể bắn vít để cố định trần nhà. Lúc này có thể sử dụng thêm nẹp để cố định và giúp trần nhà thêm phần chắc chắn để thi công.

Đối với phần gỗ nhựa thừa, chúng ta nên cắt bỏ khéo léo để đảm bảo tính thẩm mỹ của trần nhà.

Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu công trình

Đây là bước kiểm tra cuối cùng. Bề mặt trần cần được kiểm tra và hoàn thiện để đảm bảo chất lượng và tăng tính thẩm mỹ. Nếu có vết bẩn hoặc vết trầy, cần lau chùi hoặc sửa chữa để đảm bảo bề mặt trần mịn và đẹp.

Bạn nên kiểm tra thật kỹ về chất lượng của công trình, sau đó lau dọn lại trần nhà sạch sẽ để thấy được thành quả cuối cùng. Đối với chất liệu nhựa giả gỗ, bạn có thể sử dụng khăn mềm nhúng nước, sau đó vắt khô để lau hết các loại bụi bẩn bám trên bề mặt sản phẩm.

7. Một số thương hiệu vật liệu thi công trần nhựa giả gỗ thịnh hành tại Việt Nam

Nếu bạn đang muốn tìm mua trần nhựa nhựa giả gỗ thì có thể tham khảo một số thương hiệu như:

  • Floorpan: Thương hiệu trần nhựa giả gỗ chất lượng cao, sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia.
  • Plasker: Thương hiệu sản xuất trần nhựa giả gỗ với chất lượng cao, giá cả hợp lý.
  • Kinlong: Ưu điểm lớn nhất là nhiều mẫu mã đa dạng và chất lượng tốt.
  • TecWood: Là thương hiệu sản xuất trần nhựa giả gỗ được nhiều gia chủ lựa chọn bởi chất lượng cao và giá cả phù hợp.
  • VinaWood: Là thương hiệu sản xuất trần nhựa giả gỗ với nhiều mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.

Trần nhựa giả gỗ kết hợp với ánh sáng đèn vàng được nhiều khách hàng ưa chuộng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán trần nhựa giả gỗ, tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng thực sự uy tín và chất lượng. Các đơn vị nội thất mà Hoàng Minh kết nối đến gia chủ luôn cam kết sử dụng vật liệu thi công chất lượng với nguồn gốc rõ ràng.

Trên đây là những thông tin tổng quan xung quanh trần nhựa giả gỗ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn về trần nhựa giả gỗ, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Hoàng Minh kết nối chủ nhà với các đơn vị chuyên thi công trần nhựa giả gỗ một cách nhanh chóng, hỗ trợ mang đến cho bạn không gian sống đẹp mà không mất bất cứ chi phí tư vấn nào. Tìm hiểu và kết nối nhanh chóng đến các nhà thầu tại đây.

Trải qua nhiều lần hợp nhất, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Hải Dương có 10 huyện (Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ), 1 thị xã (Chí Linh) và 1 thành phố đô thị loại II (thành phố Hải Dương)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Bạn không được phép copy !