Hướng dẫn thi công trần nhựa

Cách tính khối lượng m2 trần nhựa giật cấp phẳng, ốp tường vách ngăn phòng 1 mặt 2 mặt

Cách tính khối lượng m2 trần nhựa giật cấp phẳng, ốp tường vách ngăn phòng 1 mặt và 2 mặt.

Tìm hiểu trần nhựa giật cấp trần nhựa giật cấp là gì? trần nhựa giật cấp là loại trần chìm, có kết cấu phức tạp hơn loại trần phẳng. Loại trần này được thiết kế trên khung xương và ghép tấm nhựa pvc nano hoặc nhựa giả đá cho thành nhiều cấp tạo ra các khối, hộp trên trần, điều này sẽ giúp cho trần nhà trở nên cách điều và sang trọng hơn. Và thường thì trần nhựa giật cấp được chia làm 2 loại:

trần nhựa giật cấp 2

trần nhựa giật cấp hở (giật cấp dạ đèn) : Thiết kế trần của căn nhà theo phong cách này sẽ giúp cho hệ thống trần hắt ra từ bên ngoài khá là hiện đại. Và được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất. trần nhựa giật cấp kín (trần giật cấp liền): đây là giải pháp thẩm mỹ của trần nhựa nhằm giúp trần nhà trở nên sâu, tạo thành nhiều khối đẹp hơn.

Đây là loại trần nhựa được làm từ 2 lớp trần nhựa giật cấp hở, hoặc 1 hở và 1 cấp kín. Loại trần này được cấu tạo từ việc ghép các tấm Nhựa thành 3 cấp, với 3 tầng lớp ở vị trí cốt trần khác nhau. Nhằm tạo điểm nhấn riêng cho không gian nhà.

Có nên làm trần nhựa giật cấp không? Đây có lẻ là vấn đề được nhiều chủ nhà quan tâm khi đang có ý định thiết kế trần nhựa cho trần nhà của mình. Và việc nên làm trần nhựa phẳng hay giật cấp còn tùy thuộc vào từng công trình xây dựng, thiết kế không gian nhà, nội thất… Tuy nhiên, so với trần nhựa phẳng thì giật cấp được nhiều người lựa chọn hơn vì nó mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn, cụ thể như:

Mang đến một trần nhà sinh động, không gian trở nên sắc màu, ấn tượng và có tính thẩm mỹ cao. Cấu trúc đơn giản, độ bền cao, dễ sửa chữa nếu hư hỏng, tiết kiệm thời gian và nhân công. Có khả năng chống ẩm rất cao nên phù hợp với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. Thiết kế trần nhựa dạng này sẽ mang lại khả năng cách âm tốt, giảm tới hơn 70% tiếng ồn và nhờ đó mà không khí trong căn phòng yên tĩnh hơn. Loại trần này còn có tác dụng cách nhiệt, và chống cháy khá tốt. Tạo cảm giác an toàn cho nhà bạn.

Cách tính diện tích M2, khối lượng trần nhựa giật cấp Vì sao cần tính diện tích m2 trần nhựa giật cấp?

Bởi vì việc tính diện tích m2 trần nhựa giật cấp có vai trò quan trọng trong việc bỏ tính toán chi phí tiền bạc chuẩn bị vật tư để lắp trần sao cho chuẩn xác. Hơn hết, hiện nay các đơn vị thiết kế và thi công trần nhựa đều báo giá thi công theo cách tính diện tích m2.

Ví dụ như: 1m2 trần nhựa 135k/1m2 đến 400k/m2 tùy loại tấm nhựa pvc đài loan hay nhựa nano cao cấp và diện tích nhà là 100m2 hay 200m2 thì từ đó nhân lên số tiền, đồng thời nắm rõ được cần bao nhiêu tấm Nhựa đề hoàn thiện công trình.

Nắm rõ cách tính diện tích m2 trần nhựa sẽ giúp ích rất nhiều để chuẩn bị cho quá trình lắp đặt các tấm trần của không gian xây dựng trong thời gian bao lâu và chi phí như thế nào cho hợp lý đôi bên.

Cách tính diện tích m2 trần nhựa giật cấp Trên thực tế thì để tính diện tích m2 trần nhựa giật cấp thì được tính theo sự thỏa thuận, thống nhất từ chủ nhà và chủ thầu xây dựng. Cách tính sẽ được đo tính áp dụng thực tế từ công trình tức là chỗ nào có thi công khung xương hoặc có tấm nhựa thì tính từ chỗ đó.

Ở trần giật cấp, do bề mặt trần có sự phân chia, sử dụng nhiều lớp tấm nên khi tính diện tích trần nhựa giật cấp thi công, bạn cần đo đạc tất cả vị trí có mặt dựng, mặt hai, ba lớp. Cách tính diện tích trần nhựa giật cấp được sử dụng nhiều là tính toán dự trên tổng số tấm Nhựa. Đây cũng được coi là cách tính đơn giản, công bằng nhất, bởi chỉ cần biết được tổng số tấm chúng ta sẽ dễ dàng tính được tổng m2 thi công.

Và một quy tắc cơ bản trong cách tính diện tích trần nhựa nói chung là: nếu cùng một diện tích phòng, trần nhựa giật một cấp có khối lượng nhiều hơn trần phẳng là 30%.

Rất nhiều bạn có chung một thắc mắc như:”Tại sao mặt sàn nhà tôi có 50m2 chẳng hạn, nhưng khi làm Trần nhựA lại lên đến 80m2“. Hoặc bạn muốn biết dự toán chi phí thi công trần Nhựa cho gia đình? Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn các Cách tính khối lượng trần Nhựa.

Cách tính diện tích Trần nhựa

Thông thường, để tính m2 trần Nhựa trong thi công sẽ được tính theo sự thỏa thuận và thống nhất giữa bạn với đơn vị phụ trách thi công. Tuy nhiên cách đo thực tế theo m2 vẫn là cách dùng phổ biến trong các công trình lớn nhỏ.

1.Cách tính khối lượng Trần nhựa phẳng

Thông thường nếu tường xây thẳng đứng thì ta sẽ tính m2 theo mặt sàn. Ví dụ mặt sàn bao nhiêu m2 thì số m2 trần Nhựa cũng như vậy.

Bạn xem thêm cách tính diện tích sàn xây dựng, tính m2 xây dựng cơ bản.

2. Cách tính khối lượng trần Nhựa giật cấp

Nếu trần Nhựa bạn muốn làm là hệ trần giật cấp, thì việc tính diện tích sẽ có phần phức tạp hơn và cần tiến hành đo ở tất cả những vị trí có mặt dựng, mặt hai, mặt ba lớp…

Dưới đây là những cách tính diện tích trần Nhựa giật cấp dự toán tương đối chính xác:

  • Đo theo m2 thực tế: Đầu tiên đo mặt sàn, rồi sau đó các bạn đo các diện mặt dựng Nhựa để tính m2 (có những điểm mù Nhựa bị khuất)
  •  
  • Dự toán theo diện tích mặt sàn: Thông thường nếu trần giật 1cấp thì bạn sẽ lấy diện tích mặt sàn cộng thêm 30% khối lượng mặt sàn. Nếu giật 2 cấp hoặc giật 1 cấp nhưng chia làm nhiều ô thì cộng thêm 40-50% mặt sàn. Tùy thuộc vào mẫu trần sẽ có sự thống nhất cụ thể.

Cách tính m2 tường vách nhựa:

Nhân chiều dài với chiều rộng

Khi cả hai kết quả đo đã được đổi sang mét, hãy nhân chúng với nhau.Để được kết quả đo diện tích với đơn vị mét vuông. Dùng máy tính nếu cần

Quy trình thi công trần nhựa giật cấp Thi công trần nhựa giật cấp tuy đơn giản nhưng yêu cầu kỹ thuật và sự chính xác cao. Theo đó, đội thi công sẽ tiến hành thực thi theo bảng vẽ và quy trình dưới đây:

Bước 1: Cố định hệ khung xương lên trần và tường. Việc cố đinh, lắp ghép khung xương rất quan trọng và đòi hỏi tính chính xác cao theo bản thiết kế. Vì đây chính là hệ xương góp phần tạo hình cho mái trần, do đó phải yêu cầu người thợ thật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

Bước 2: Tiếp theo, các tấm Nhựa sẽ lần lượt được cố định vào hệ khung xương. Ở các cấp bên dưới tùy theo tạo hình của bản thiết kế, thợ thi công sẽ cắt gọt tấm nhựa vừa vặn trước khi cố định vào xương.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Bạn không được phép copy !